Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo
Chùa Cầu
Vị trí: khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Cầu là ngôi chùa làm trên chiếc cầu trong khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chiếc cầu này được người Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nên cũng thường được gọi là cầu Nhật Bản.
Liềnbênmặtcầu, có ngôi chùa vuông, cũng được coi là người Nhật dựng. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi để gây ra những trận động đất.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ýnghĩa là "bạn phương xa đến". Trong sách Luận ngữ có câu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc duyệt hồ?", nghĩa là "Bạn phương xa đến, háchẳng vui sao?''.
Nhưng theo niên đại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Hẳn ngôi chùa cũng đã được dựng Iại trong dịp này. Gọi là chùa, nhưng bên trong không thấy tượng Phật. Chỉ có một bàn thờ, bên trên có một pho tượng mà người ta gọi là tượng BắcĐế, có thể là Bắc Phương Chân Võ Đại Đế. Có thể về sau, chùa cầu mang tínhchất một ngôi chùa Hoa, tức chùa của Hoa kiều ởmiền Nam ViệtNam, nhiều ngôi chùa Hoa, tuy cũng gọi là chùa, nhưng thực ra là đền thờ các vị thần.