Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo
CHùa KH’LEANG
Vị trí: thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Đây là ngôi chùa cổ của đồng bào Khmer ở số 71 đường Lương Định Của, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa được xây dựng từ năm 1533. Tương truyền vị sư đầu tiên ở đây là đại đức Thạch Sóc. Người ta cho biết rằng ngôi chùa hiện nay là kết quả lần trùng tu cách đây khoảng 80 năm. Tuy nhiên, ngôi chùa hiện nay vẫn còn giữ được nhiều yếu tố của chùa Khmer vào giai đoạn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Theravada từ Thái Lan du nhập vào.
Khuôn viên chùa rộng trên 3 hécta, có nhiều cây cối xanh tốt.
Sân chùa có đền ba cấp, mỗi cấp đều có hàng rào xây gạch với những hình con tiện đều đặn. Ở mỗi hướng đông, tây, nam, bắc, đều có một cửa ra vào.
Chính điện được dựng ở trung tâm.
Chùa có 3 cấp mái, cấp mái ở trên dốc đến 60°, cấp mái giữa và dưới thoải hơn. Mỗi cấp lại chia làm 3 nếp, nếp ở giữa rộng và được nâng cao hơn hai nếp hai bên. Ở các góc mái, đắp hình một đoạn đuôi rắn cong lên. Kiểu mái như vậy gợi chúng ta nhớ đến các chùa Thái Lan.
Nhiều cột hiên chạy quanh chính điện, đỡ lấy bờ mái. Phía trên các cột, tiếp với mái, là hình chim thần Garuda, mà người Khmer gọi là Krud. Krud ở các chùa Khmer Nam Bộ có cơ thể người cân đối, mỏ ngậm viên ngọc, đầu độì mũ, mặt như mặt cú, hai tay nâng bệ, hai cánh nhỏ mọc ra từ hai bên bụng, mặc quần cụt, chân có móng quặp xuống.
Chính điện cỏ chiều dài hơn 20m, chiều rộng hơn 9m. Bên trong có 12 cột lớn cao vút, phủ sơn đen bóng, có vẽ những hình rồng vàng.
Trên bàn thờ, có nhiều tượng Phật, nhưng ở vị trí cao nhất chính giữa là pho tượng Thích Ca cao 2,2m, ngồi trên tòa sen cao 2,5m và bệ cao 1,3m. Phật Thích Ca ngồi với kiểu ấn "Xúc địa" (bhùmisparsa mudrà) hay "Hàng ma", tay phải đặt lên chân, các ngón tay chỉ xuống phía dưới. Tượng gợi một ảnh hưởng của phong cách Sukhothai.
Một tấm bao lam trước bàn thờ cao vút tận mái, chạm trổ rất công phu. Các cửa chính điện cũng được chạm trổ tinh mỹ. Có hình Reahu với
Mặt trăng. Theo truyền thuyết của người Khmer thì Reahu muốn nuốt Mặt trăng nhưng không nuốt trôi, nếu khạc ra ở miệng thì sẽ được mùa lớn, nếu trăng ra ở nách thì đói. Người Khmer Nam Bộ thường chạm hình Reahu với Mặt trăng ở miệng để cầu được mùa. Trên các cánh cửa cũng chạm hình tiên nữ đội mũ nhọn giao đấu với chằn, tức quỷ Aaksa mà người Khmer gọi là Yeak. Yeak có bộ mặt hung dữ, tiêu biểu cho cái ác, còn tiên nữ tiêu biểu cho cái thiện.
Bên chính điện còn có dãy nhà sàn gọi là Sala, tức nơi hội họp của sư sãi và Phật tử. Mặt sàn cao hơn mặt đất khoảng một mét.