Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo
Chùa Kim Liên
- Vị trí: Làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Kim Liên xưa ở làng cổ Nghi Tàm, ven bờ đông Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Có tên chữ là “Đại Bi tự” hay còn gọi là Hoàng Ân tự.
Chùa được xây dựng trên di chỉ cung Từ Hoa của công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông. Theo bia "Đại Bi tự bi ký", chùa được khởi dựng vào thời vua Lê Nhân Tông, năm Diên Hòa thứ 5 (1539). Đến đời chúa Trịnh Sâm (1760 - 1782), chùa được trúng tu và đổi tên thành chùa Kim Liên. Sau nhiều lần tôn tạo, diện mạo như ngày nay là di sản của nghệ thuật kiến trúc thời Tây Sơn.
Quần thể kiến trúc chùa gồm có tam quan -một dạng kiến trúc cổng cung đình độc đáo, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng - bố trí ba nếp, đều xây dựng theo kiểu chồng diềm, hai tầng mái, mỗi tầng có 4 mái. các mái đều có đầu đao cong. Chùa Hạ (tiền đường) có 5 gian với 4 vì kèo, 4 háng chân cột và hai vì hồi. Chùa Trung (chính cung) 3 gian. Chùa Thượng (điện thờ) 5 gian. Đề tái trang trí trong chùa phổ biến là hình rồng, lá thầu dầu, hoa sen... Hệ thống cột của chùa đều được kê trên các bệ đá chạm hình hoa sen cách điệu. Trong chùa cố nhiều tượng Phật đẹp, có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao, nhiều hoành phi câu đối với chữ nghĩa ý tứ sâu sắc và các tấm bia cổ, trong đó tám bia dựng năm Thái Hòa nguyên niên (1443) được coi là tấm bia cổ nhắt còn giữ được trên đát Hà Thành.
Chùa Kim Liên được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1962