Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

Chùa Mía

Vị trí: Thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Chùa Mía thuộc làng cổ Đường Lâm, tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.

Chùa trước đây vốn chỉ là một thảo am nhỏ, đến thế kỷ XVII thì bị hư hỏng nhiều. Năm 1623, 1624 Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng thuộc Tổng Mía cùng tôn tạo lại. Cung phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657). Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà, đã tạc tượng đem thờ ở chùa. Người dân nơi đây tôn sùng bà là “Bà Chùa Mía”. Về sau, Chùa được tu bổ nhiều lần, nhưng đến nay từ quy mô đến kiến trúc của chùa vẫn được giữ gần như nguyên vẹn.

Cấu trúc chùa Mía gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang san sát, nối kề nhau… cùng với hệ thống tượng Phật, tượng nghệ thuật phong phú, đặc sắc.

Chùa Mía được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1964.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM – BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội Văn Phòng I Ban Văn Hóa Trung ương GHPCVN – Phòng 223, 73 Quán Sứ, Hà Nội Email: info@vanhoaphatgiao.vn ĐT: 043 941 6599  -  Fax: 043 941 6599