Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo
Chùa Thiên Ấn
Vị trí: xã Tịnh Ấn, thị trấn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Chùa Thiên Ấn nằm trên núi Thiên Ấn, xã Tịnh Ấn, thị trấn Sơn Tịnh, bên bờ bắc sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Núi Ấn sông Trà chính là cặp biểu tượng núi sông của tỉnh miền Trung đất nước này - vẫn được xem là "Đệ nhất phong cảnh" của tỉnh Quảng Ngãi.
Chùa Thiên Ấn do thiền sư Pháp Hóa xây dựng một thế kỷ trước khi ra đời thi phẩm này. Đó là vào năm 1695 đến năm 1716 thì đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biểu ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn tự". Trong khuôn viên chùa có cái giếng cổ, sâu đến 21 m, tương truyền là cùng tuổi với chùa, do chính người xây chùa đào, tục gọi giếng Phật. Chùa có điện Phật bài trí trang nghiêm, tượng Phật đẹp và còn có quả chuông lớn do dân làng đúc vào năm 1845, dưới triều vua ThiệuTrịgọilàchuôngThần.
Trong thời kháng chiến chống Pháp, chùa ThiênẤn đã bị phá hủy hầu hết. Diện mạo của chùa như đang thấy bây giờ là kết quả của các đợt đại trùng tu trong những năm 1959-1961; 1992-1993 và 2000-2001. Tòa tháp đồ sộ ở phía sau điện chùa còn mới hơn: xây năm 2006.
Phía Đông chùa là khu vườn tháp, với những tòa tháp nhiều tầng hình hoa sen, gìn giữ bảo thân các vị sư tổ và các thiền sư trụ trì. Ngoài ra, tại chùa Thiên Ấn về phía tây, còn có mộ nhà chí sĩ nổi tíếng của quê hương: Cụ Huỳnh Thúc Kháng.