Chùa Việt Nam

Thư viện số về văn hóa Phật giáo
Chùa Vĩnh Tràng
Vị trí: Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Lúc mới xây vào đầu thế kỷ XIX, chùa rất nhỏ. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm đến tu ở đây, mới cùng các phật tử quyên góp tiền của, xây dựng mở rộng ngôi chùa.
Hòa thượng Huệ Đăng muốn chùa Vĩnh Tràng có quy mô to lớn hơn ngôi chùa Giác Lâm mà ông từng sống ở Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Chẳng hạn chùa Giác Lâm có 3 lớp nhà với 1 sân cảnh, thì chùa Vĩnh Tràng có 5 lớp nhà với 2 sân cảnh. Chùa Giác Lâm có 98 cột thì chùa Vĩnh Tràng có 178 cột...
Ngôi chùa lớn này đã hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 2 (1849).
Sau hơn nửa thế kỷ, năm 1907, hòa thượng Quảng Ân lại cho trùng tu chùa Vĩnh Tràng. Trong lần trùng tu này, các yếu tố kiến trúc châu Âu đã được kết hợp với các yếu tố truyền thống.
Một hệ thống cửa vòm với nhiều cột con và lan can đã hiện lên trước mặt tiền chính điện. Trước chính điện là một sân cảnh với nhiều chậu cây xây vuông vắn.
Trong chính điện, trên bàn thờ có nhiều tượng Phật như A Di Đà, Thích Ca,
Di Lặc và các Bồ Tát. Các bao lam được chạm trổ rất đẹp.