chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

Chùa Quán Sứ


Vị trí: Số 73, phố Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa sử dụng chữ Quốc ngữ để thể hiện đạo Phật. Trước đây, vốn là chỗ ở của các sứ thần láng giềng khi đến kinh đô Thăng Long ngày xưa.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sở dĩ có tên là chùa Quán Sứ vì dưới thời vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), các nước láng giềng thường cử xứ giả đến nuớc ta. Trong số đó có các sứ thần đến Thăng Long từ những nước có đạo Phật. Nên vua Lê cho xây dựng một ngôi chùa bên cạnh để các sứ thần đến cầu tự. Sau đó, nơi đây được nhà sư Thanh Phương đứng ra tu sửa chùa để làm nơi cho nhân dân đến cầu tự.

Đến thời Nguyễn, dấu tích của khu nhà quán sứ không còn nữa, nhưng ngôi chùa vẫn còn tồn tại. Đến năm 1934, chùa được chọn làm văn phòng trung ương và nơi đặt trụ sở báo Đuốc Tuệ của Tổng hội. Từ đó, chùa đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội cũng đặt ở đây.