![]() | Thư viện số về văn hóa Phật giáo |
Thiền viện Phước Sơn tọa lạc trên ngọn đồi Lá Giang thơ mộng, rộng 30 hécta với nhiều nhiều cây xanh, có dòng suối chạy dọc dưới chân đồi dài trên 600m nước chảy quanh năm. Thiền viện Phước Sơn được cố Hòa Thượng Thiền sư Giới Nghiêm, nguyên Tăng Thống Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, dày công sáng lập từ năm 1970 với mục đích làm nơi tăng gia sản xuất nhằm cung cấp lương thực cho chư Tăng của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam tu học.
Pháp viện do Hòa thượng Thích Giác Nhiên, nguyên Trưởng Giáo đoàn 4 hệ phái Khất sĩ, cho xây dựng vào năm 1968, với sự đóng góp công đức to lớn của quý Hòa thượng Thích Giác Phúc (viện chủ) và Hòa thượng Thích Giác Lai (trụ trì đương nhiệm). Pháp viện đã được trùng tu qua các đời trụ trì tiền nhiệm: Hòa thượng Thích Giác Phúc, Thượng tọa Thích Giác Khoa, Trưởng lão Thích Giác Huyền. Trước chánh điện có đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Di Lặc lộ thiên.
Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì trong chùa này có nhiều dơi. Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến lối rẽ vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống.
Vào năm 1948, Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào lập ngôi chùa nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên Ứng Quang. Đến năm 1950, Hòa thượng Thích Trí Hữu đã giao quyền quản lý ngôi chùa cho Hòa thượng Thích Thiện Hòa để hoằng dương Phật pháp. Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm (Huế). Sau đó, Ngài cho xây tăng xá, giảng đường và nhà trù.
Yên Tử là tên một ngọn núi gần thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Núi còn có tên là Bạch Vân Sơn (núi Mây Trắng) vì đỉnh núi cao, thường khuất giữa những đám mây. Sở dĩ núi có tên là Yên Tử, vì theo truyền thuyết, ông tiên Trung Quốc Yên Kỳ Sinh (Án Qíshèng) đã tu luyện ở đây. Từ thời Trần, Yên Từ trở nên một trung tâm Phật giáo lớn. Sau khi rời bỏ ngai vàng, vua Trần Nhân Tông trớ thành ông tổ thứ nhất của phải Thiền Trúc Lâm. đã lẻn tu ở núi này. Nhiều chùa tháp đã được dưng lên, trên đường đến Yên Tử cũng như trên núi.
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.
Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh nằm trên địa bàn xã Hương Sơn. một xã rộng khoảng 30km², ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nằm ven bờ phải sông Đáy. Đây cũng là một vùng có những dãy núi đá vôi nhấp nhô kề bên những dòng suối uốn lượn quanh co. Trên núi, hay trong các hang, ở các thôn Yên Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên người ta đã xây dựng nhiều đền, chùa, mà trung tâm là chùa Hương trong động Hương Tích.
Chùa Vĩnh Nghiêm toạ lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một trong những trục đường giao thông chính của thành phố. Đi từ xa đến, người ta đã trông thấy ngọn tháp 7 tầng cao 40 mét. Chùa được khởi công năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu. Một cửa tam quan lớn dẫn vào sân chùa.