chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

Chùa tháp ở Yên Tử


Vị trí: xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Yên Tử là tên một ngọn núi gần thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Núi còn có tên là Bạch Vân Sơn (núi Mây Trắng) vì đỉnh núi cao, thường khuất giữa những đám mây. Sở dĩ núi có tên là Yên Tử, vì theo truyền thuyết, ông tiên Trung Quốc Yên Kỳ Sinh (Án Qíshèng) đã tu luyện ở đây.

Từ thời Trần, Yên Từ trở nên một trung tâm Phật giáo lớn. Sau khi rời bỏ ngai vàng, vua Trần Nhân Tông trớ thành ông tổ thứ nhất của phải Thiền Trúc Lâm đã lên tu ở núi này. Nhiều chùa tháp đã được dưng lên, trên đường đến Yên Tử cũng như trên núi.

Trước khi đến Yên Tứ, phải đi qua núi Cửa Ngăn. Dưới chân núi này có suối Tắm. tương truyền là nơi vua Trần Nhân Tông, trên đường vào Yên Tứ, đã dừng lại tắm ở đáy. Qua suối Tắm, đến chùa Linh Nham, còn có tên là chùa  Cầm Thực. Cái tên này bắt nguồn từ tích Trần Nhân Tông tới đây chỉ uống nước suối trừ cơm. Ngôi chùa hiện tại là một kiến trúc thời Nguyễn, gồm sáu gian, dài 30m. Cạnh chùa có ngọn tháp xây bằng gạch và đá.

Vượt qua mấy dốc núi và những con suối, chúng ta đến chùa Long Động, còn gọi là chùa Lân. Xưa kia đây là một ngôi chùa lớn nhưng nay chỉ là nếp nhà ba gian. Đáng chú ý là quanh chùa có đến 25 ngọn tháp bằng gạch và bằng đá. Xưa nhất và đẹp nhất trong số đó là tháp Tịnh Quang, xây năm 1727, đó là tháp mộ của nhà sư Chân Nguyên nổi tiếng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.

Lại phải qua nhiều dốc và suối nữa mới đến chân núi Yên Tử. Con suối ở chân núi gọi là suối Giải Oan, mà tương truyền là nơi làm lễ siêu độ những cung nữ của Trần Nhân Tông không chịu trở về, đã trầm mình ở suối này. Chùa hiện nay là một nếp nhà nhỏ, xây thời Nguyễn. Trước chùa có hai ngọn tháp gạch.

Từ chùa Giải Oan trở đi, đường toàn dốc núi. Đến dốc Voi Quỳ, có núi Hòn Ngọc, trên đỉnh có 8 ngọn tháp mộ, ngọn cổ nhất xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758).

Qua Hòn Ngọc. tới cụm tháp trung tâm,tới cụm tháp trung tâm, trong đó có tháp Huệ Quang là tháp của Trần Nhân Tông. Tháp Huệ Quang (hay tháp Tổ) là tháp đá 6 tầng. cao 10m. Đế tháp hình 6 cạnh, làm bằng 46 phiến đá lớn. ghép với nhau bằng các lỗ cả đổ chì. Mặt ngoài chạm hoa văn sóng nhô cao nhiều lớp. Bên trên là đài sen 102 cánh, đỡ lấy thân tháp hình vuông. Đỉnh tháp là một búp sen. Nhiều người cho rằng chỉ phần đế tháp là có niên đại thời Trần, còn các phần trên là dựng lại thời sau.

Tầng thứ hai mở một cửa hướng nam, trong có pho tượng Trần Nhân Tông khoác áo cà sa trần vai phải, tạc bằng đá trắng, cao 0,65m, trên bệ đã chạm rồng. Cũng có những ý khác nhau về niên đại pho tượng này. Có người cho là tượng làm từ thời Trần, nhưng cũng có người cho rằng tượng có niên đại thế kỷ XV.

Quanh tháp là bờ tường gạch vây bốn mặt, làm thành hình vuông, mỗi chiều gần 13m, cao trên 2m, bờ tường lợp ngói mũi hài thời Trần. Mặt bắc và nam của tường đều có cửa vòm cuốn. Tháp Tô và vòng tường bao quanh được gọi là làng Quy Đức.

Từ chân tháp đến cửa bắc, có một con đường lát 84 viên gạch vuông in nổi hình hoa cúc giữa các vòng tròn, đặc trưng cho gạch thời Trần. Quanh lăng Quy Đức còn có 44 ngọn tháp.

Từ tháp Tổ, theo con đường dốc có các bậc ghép đã dẫn đến chùa Hoa Yên, dựng trên một sân phẳng cao hơn nên tháp khoảng 8m. Chùa vốn có tên là Vân Yên (Mây Khói), đến

thời Lê mới đổi tên là Hoa Yên. Trước kia chùa này có quy mô lớn nhất và đẹp nhất trong các chùa ở Yên Tử, nên còn được gọi là chùa Cả. Hai bên chùa còn có gác chuông, gác trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách ... Chùa ngày nay được xây dựng lại toàn bộ vào năm 2002. Gồm; tòa tam bảo, lầu trống, lầu chiêng, nhà thờ Tam Tổ vv.… Tất cả các pho tượng phật trong chùa đều bằng đồng.

Từ chùa Hoa Yên men theo tay phải, ta đến am Ngọa Vân và cạnh đó là chùa Một Mái chênh vênh trên lưng núi, có tên là Bán Thiên tự. Cạnh chùa còn hai tháp gạch. Nêu từ chùa Hoa Yên rẽ sang trái, theo sườn núi, sẽ tới am Thiền Định, tương truyền là nơi Nhân Tông thường đến tọa thiền. Am đã bị cháy nhiều lần, nay chỉ còn bốn bức tường. Cạnh đó có suối Long Khê đó nước từ cao xuống, còn có tên là núi Ngự Đội, chỉ nơi Nhân Tông thường đến tắm. Phía sau chùa Hoa Yên là chùa Phố Đà, cũng đã đổ nát, chỉ còn 6 ngọn tháp, trong đó có tháp Độ Nhân xây bằng gạch tráng men xanh.

Trước mặt am Ngọc Vân là Dược Am (Am thuốc) nay chỉ còn phế tích và 2 ngọn tháp. Gần độ là Hoa Am, chỉ còn ngọn tháp đã đổ sập. Đi tiếp con đường mòn lên cao, ta đến chùa Bảo

Sái. Chùa hiện nay có 5 gian, bên cạnh có 3 ngọn tháp. Sau chùa có am nhỏ bằng đá, có tên là Ngộ Ngữ viện.

Cạnh chùa Báo Sài khoảng 200m về phía tây và cùng độ cao là chùa Vân Tiêu, nay chỉ còn lại nền chùa và mấy tấm bia. Trước chùa Vân Tiêu có vườn tháp với 6 tháp, trong đó có một ngôi tháp bát giác, 9 tầng, cao 7m, xây trên bệ hình con rùa. Đây là một ngôi tháp độc đáo thời Nguyễn. Vườn tháp này được gọi là Vọng Tiên cung.

Từ Văn Tiêu trở lên, đường dốc ngược, đi qua những nơi được gọi là Chợ Trời, Cổng Trời.

Cổng Trời là nơi con đường luồn qua giữa hai vách đá. Qua Cổng Trời, ta thấy đột ngột hiện lên trong màn sương hình một khối đá cao giống hình người. được coi là tượng Yên Kỳ Sinh.

Đỉnh cao nhất của núi Yên Tử là một sàn đá khổng lồ, ở độ cao 1068m, trên đó là ngôi chùa Đồng, có tên là Thiên Trúc tự. Xưa kia một bà chúa họ Trịnh cho làm ngôi chùa bằng đồng, nên dài 1,4m, rộng 1,1m, cao 1,35m. Trong chùa có chuông, tượng và các đồ thờ bằng đồng. Đến thế kỷ XV III, cả chùa lẫn tượng đều bị mất. Chùa được dựng lại thời Nguyễn, bằng kích thước cũ, nhưng với khung sắt, mái đồng. Năm 2006, Giáo hội Phật giáo, các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Ninh cúng Phật tử thập phương và đại đức Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa, xây dựng lại ngôi chùa bằng đồng nguyên chất, nặng trên 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,35m. Trong chùa có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.