Vị trí: làng Đà quận, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng
Chùa Viên Minh, tên chùa được ông cha ta khắc vào thân chuông ''tư liệu Viên Minh'' dịch là, tên gọi Viên Minh''. Sử sách xưa đều ghi là chùa Viên Minh, là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh ta, được xây dưng từ thời triều Lý, là chùa có chuông lớn tầm quốc gia (đã được xếp hạng Di tích văn hóa Quốc gia). Chiếc chuông to bên chùa có ghi bài văn bia gồm 36 câu có giá trị lịch sử nói lên một số địa danh lịch sử của xã Hưng Đạo như: Cao Bình, Vương Phủ, Đà Quận... nói lên quá trình xây dựng và đúc chuông, sự trùng tu tôn tạo chùa lần thứ nhất vào năm 1611 ''Long Phi Càn Thống chi thấp cửu niên Tân Hợi cốc nhất'' tức là ngày lành năm Tân Hợi niên hiệu Càn Thống thứ 15 (1611).
Ngoài thờ Phật, chùa ở Cao Bằng còn khẳng định đất đai của Đại Việt gắn liền với các cuộc đấu tranh của dân tộc, gắn liền với các danh nhân. Thời Nhà Mạc cai quản Cao Bằng (1593 - 1677) còn lấy tên một danh tướng đặt cho chùa và làng Đà Quận đó là Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn. Khi mát ông để lại lột bức thư khuyên nhà Mạc ở Cao Bằng chớ nên mắc vào nạn binh đao, chớ nên đón người nước ngoài vào nước ta để dân là lầm than khổ sở.
Chùa được dựng trên một gò đất nổi giữa cánh đồng Tổng Chúp, gò đất này xưa kia được ví như hình tượng một con rồng, chùa ở vị trí được coi là rốn rồng. Mặt trước của chùa là hướng Tây Bắc, chùa có kết cấu hình chữ đinh, cũng như kiến trúc của các ngôi chùa khác, mở đầu là nhà đại bái hay còn gọi là tiền đường gồm có 5 gian, tiếp theo là trung đường và phật điện.
Hàng năm lễ hội chùa được tổ chức vào ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng âm lịch