![]() | Thư viện số về văn hóa Phật giáo |
Chùa Ông còn có tên chữ Hán là Bản Tịch tự, ngôi chùa nằm trên địa bàn thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XII - XIII, phụng thờ Hoàng đế thứ 5 nhà Lý là Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên.
Chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI. Chùa có quy mô lớn, trên diện tích ngót một héc ta, gồm nhiều tòa, bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Từ ngoài vào là Tam quan, có ba lối vào, rồi bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên.
Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý hưng công xây dựng. Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự” theo niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông (1232-1250).
Tương truyền vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa còn có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng).
Quần thể di tích thắng cảnh Chùa Tiên gồm một hệ thống hang động bố trí rải rác dọc hai dãy núi Tùng Xê và Hương Tích. Nằm trong số các dãy núi đá vôi liên hoàn từ Tây Bắc xuống Ninh Bình. Cụm di tích Chùa Tiên có khoảng hơn 20 động lớn nhỏ khác nhau, trong đó phải kể đến các động Tam Tòa, Thủy Tiên, Cung Tiên, Hoàng Mười...
Hang Chùa còn có tên là: Văn Quang Động, gọi là Hang chùa vì tại 4 động ở núi này thì có tới 2 động có chùa ở trong đó. Vẻ đẹp của hang động không những chỉ được chùa tô điểm mà tự thân những hang động này cũng có những vẻ đẹp mà các bài ký, bài thơ của người xưa ghi lại trên vách đá đến nay còn nguyên giá trị
Tịnh xá Trung Tâm tọa lạc ở số 21 đường Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh... Tịnh xá được xây dựng trong khoảng 10 năm, bắt đầu từ tháng 4 năm 1965, trên một khu đất rộng 5.490m2 do bà Diệu Kiến phát tâm cúng dường.