chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

  • Chùa Vạn Niên
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Vạn Niên

    Chùa thường được gọi là chùa Vệ Hồ, tọa lạc ở Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Sách Hà Nội – Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng (Trung tâm Unesco Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2000) cho biết chùa được xây vào đầu thời Lê. Chùa quay hướng Đông, gồm tam quan, chùa chính và đền Mẫu.

  • Chùa Trầm
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Trầm

    Chùa Trầm được xây dựng vào thế kỉ 16, năm Cảnh Trị thứ 7 (1669), do một vị tướng quân sau khi xuất gia lập nên. Ngôi chùa mang tên gọi của ngọn núi nơi nó dựa vào, là “Tử Trầm sơn”. Xưa kia, nơi này là hành cung của vua Lê, chúa Trịnh, với lợi thế khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh của sông Đáy, núi Trầm. Địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ bao quanh.

  • Chùa Ngũ Xá
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Ngũ Xá

    Chùa Ngũ Xã tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự nằm ở làng Ngũ Xã (phố Ngũ Xã), quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa vốn được dựng vào cuối thời Hậu Lê, cách nay đã gần ba thế kỷ. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Minh Không, tục truyền Thiền sư là tổ nghề đúc đồng.

  • Chùa Lý Triều Quốc Sư
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Lý Triều Quốc Sư

    Theo nhiều tư liệu hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141). Theo truyền thuyết, vào đời Lý, ba Thiền sư có pháp thuật cao cường là Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Năm 1138, Thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên hóa hổ của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.

  • Chùa Hương Trai
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Hương Trai

    Chùa hướng Tây - Tây Bắc, là hướng thông thường của nhiều chùa nhìn về đức Phật, ngay sát chân đê là tòa Tam quan kiêm gác chuông, hai tầng đều 4 mái tỏa ra xung quanh với 8 đầu đao phong phú vui mắt, dàn ra 3 gian như một tòa nhà chồng diêm. Tầng dưới Tam quan đã xây tường bít chỉ để gian giữa lắp cánh cửa phần trên là gác chuông, ở gian giữa treo quả chuông “Hương Trai tự chung” cao 123cm đúc năm Gia Long 13 tức 1814 vua Gia Long có lệnh cấm nhân dân miền Bắc không được đúc chuông và xây chùa. Gian bên phải treo chiếc khánh có tên ở hai mặt là “Hương Trai tự khánh - Quý Dậu niên trùng tu”.

  • Chùa Hoè Nhai
    Ngày: 15/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Hoè Nhai

    Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.

  • Chùa Đậu
    Ngày: 14/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Đậu

    Chùa Đậu còn có những tên gọi khác là: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà. Chùa được dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Tam quan chùa đồng thời là gác chuông có quả đại hồng chung, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) đời Tây Sơn.

  • Chùa Bối Khê
    Ngày: 14/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Bối Khê

    Chùa Bối Khê có tên chữ là Đại Bi tự, là một ngôi chùa gỗ cổ nhất Việt Nam với niên đại 600 năm tuổi. Chùa được dựng vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) thời vua Trần Hiếu Tông.