chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

  • Chùa Thiên Mụ
    Ngày: 28/08/2015, Thừa Thiên Huế.

    Chùa Thiên Mụ

    Tên Thiên Mụ (có nghĩa “Bà già người Trời") gắn liền với một truyền thuyết: Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, có mời bà gtà tóc bạc phơ, áo đỏ quần xanh, ngồi trên đỉnh đồi nói rằng: "Sẽ có một vị chân chúa dựng chùa Phật ở đây, để tụ khí thiêng sông núi, làm cho mạch nước lâu bền". Chúa Nguyễn Hoàng cả mừng, đã dựng chùa ở đây năm 1601, gọi là chùa Thiên Mụ. Nhưng sách Ô châu cận lục của Dương Văn An, ở thế kỷ XVI, đã nhắc đến chùa Thiên Mụ. Nhu vậy, có thể Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng lại một ngôi chùa đã có từ trước

  • Chùa Linh Ứng
    Ngày: 27/08/2015, Đà Nẵng.

    Chùa Linh Ứng

    Chùa Linh Ứng còn được gọi là chùa Ngoài (chùa Trong là Chùa Tam Thai). Tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng phía đông hòn Thủy Sơn thuộc quần thể khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, bên phải là Vọng Hải Đài, bên trái là hang Ngũ Cốc. Đây cũng là một ngôi chùa cổ, có giá trị lịch sử cao. Vào đời Gia Long, chùa được xây và đặt tên Ứng Chân, năm Minh Mạng thứ 6 được xây thêm.

  • Chùa Thầy
    Ngày: 26/08/2015, Hà Nội.

    Chùa Thầy

    Chùa Thầy là một di sản văn hoá quý của đất nước, nơi lưu dấu tích của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa không chỉ là nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là địa chỉ đỏ trong cách mạng kháng chiến mà còn là di tích kiến trúc nghệ thuật với lối kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Bệ tượng thời Lý, sấu đá thời Trần, lưng ghế (lưng ngai) thế kỷ XVI, hạc thờ, phỗng hầu, hương án thời Lê, chuông đồng thời Tây Sơn, và các tư liệu Hán Nôm… và đặc biệt ấn tượng là bệ đá hoa sen hình hộp nhị cấp được các nhà nghiên cứu xếp niên đại vào thời Lý Trần.