chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

  • Chùa Yên Phú
    Ngày: 01/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Yên Phú

    Thần phả chùa Yên Phú kể rằng cuối thời Hùng Vương thứ XVIII, làng Lưu Hàm, huyện Thương Huyền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam có vợ chồng bà Huệ sinh cô gái Phương Dung, đẹp xinh, da trắng, tóc dài, mắt nhung huyền, dáng thanh tao, yêu kiều. Tuổi trăng tròn, nàng nguyện không lấy chồng, một lòng theo Phật.Một hôm nàng đến châu Thường Tín – Thăng Long thời cổ, qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, trăng gió mơ màng, duyên lành bay toả, nàng ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân Cổ Tự.

  • Chùa Tùng Vân
    Ngày: 01/09/2015, Vĩnh Phúc.

    Chùa Tùng Vân

    Đây là ngôi chùa lớn với lịch sử hơn 320 năm tuổi được xây dựng từ đời vua Lê Huy Tông vào năm Chính Hòa thứ 7 (1686) để phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương và cả một vùng rộng lớn. Chùa được xếp hạng di tích Văn hóa quốc gia năm 1964 và nhận bằng di tích văn hóa quốc gia năm 1992. Trải qua những thăng trầm biến cố chùa được nhiều lần trùng tu và lần gần đây nhất là vào năm 2008. Cùng với quá trình trùng tu, tôn tạo, chùa đúc Đại hồng chung nặng 1,1 tấn.

  • Chùa Xá Lợi
    Ngày: 31/08/2015, Tp Hồ Chí Minh.

    Chùa Xá Lợi

    Chùa Xá Lợi được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956, trên thửa đất diện tích hơn 2500 m2, được nhượng lại của câu lạc bộ Đông Dương với giá tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Khu đất tọa lạc tại góc đường Lê Văn Thạnh (nay là Sư Thiện Chiếu) và Bà Huyện Thanh Quan. Công trình kiến trúc theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, công trường xây dựng được điều khiển bởi hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận. Chùa được hoàn thành ngày 2 tháng 5 năm 1958.

  • Chùa Quán Sứ
    Ngày: 30/08/2015, Hà Nội.

    Chùa Quán Sứ

    Vị trí: Số 73, phố Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Chùa Quán Sứ là ngôi chùa sử dụng chữ Quốc ngữ để thể hiện đạo Phật. Trước đây, vốn là chỗ ở của các sứ thần láng giềng khi đến kinh đô Thăng Long ngày xưa. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

  • Chùa Từ Đàm
    Ngày: 29/08/2015, Thừa Thiên Huế.

    Chùa Từ Đàm

    Chùa nằm trên một khoảng đất cao, bằng phẳng, ở phường Trường An, giáp đường Điện Biên Phủ, cách trung tâm thành phố Huế. tỉnh Thừa Thiên - Huế khoảng 2km. Chùa do hòa thượng Minh Hoằng Từ Dung dựng vào khoảng năm 1695. Minh Hoàng Từ Dung là nhà sư người tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, năm 1702 đã truyền pháp cho hòa thượng Liêu Quán, nhà sư người Việt Nam, mở đầu một phái Thiền ở Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là An Tôn. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho chùa tấm biển '"Sắc tứ An Tôn tự". Đến năm 1841, vua Thiệu Trị mới đổi tên chùa là Từ Đàm.

  • Chùa Vĩnh Nghiêm
    Ngày: 29/08/2015, Bắc Giang.

    Chùa Vĩnh Nghiêm

    Chùa Vĩnh Nghiêm còn được gọi là chùa Đức La, thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Năm 1964 chùa được Nhà nựớc xếp hạng là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia. Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm lâm tam tổ là vua Trân Nhân Tông (1258-1308), pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, thiện sư Pháp Loa (1284-1330) và thiền sư Huyền Quang (1254-1334).

  • Chùa Một Cột - Chùa Diên Hựu
    Ngày: 29/08/2015, Hà Nội.

    Chùa Một Cột - Chùa Diên Hựu

    Chùa Một Cột ở phố cùng tên thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là bộ phận tháp (Phật đài, Liên hoa đài), độc đáo của ngôi chùa cổ, tên là Diên Hựu. Theo sử biên niên, chùa Một Cột được xây dựng vào thời Lý. Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1049, "mùa đông tháng mười (Âm lịch), dựng chùa Diên Hựu. Một lần vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc đố nói vời bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu.

  • Chùa Tây Phương
    Ngày: 28/08/2015, Hà Nội.

    Chùa Tây Phương

    Chùa Tây Phương, còn có tên gọi là Sùng Phúc tự, dựng trên núi Tây Phương (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc núi Ngưu Lĩnh (núi Con Trâu), xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ, thành phố Hà Nội nay. Chùa cách trung tâm Hà Nội 40 km về hướng Tây Bắc, cách thị xã Sơn Tây 18 km về hướng Đông Nam. Từ chân núi theo con đường dốc dài khoảng 160m, leo lên 238 bậc cấp lót đá ong thì đến tam quan chùa. Chùa có ba nếp nhà song song hình chữ “Tam”, thường gọi là chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ hay chùa Hộ (thờ Hộ Pháp), t