chuavn.d.webcom.vn

Thư viện số về văn hóa Phật giáo

  • Chùa Bửu Minh
    Ngày: 14/09/2015, Gia Lai.

    Chùa Bửu Minh

    Chùa Bửu Minh thường được gọi là chùa Biển Hồ Trà, được xây dựng vào khoảng năm 1935 - 1936. Năm 2003, ngôi chùa được tiến hành đại trùng tu với kiến trúc hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện mới là 520m², cao 47,25m, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây Nguyên.

  • Chùa Tào Sách
    Ngày: 13/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Tào Sách

    Chùa còn có tên là Tảo Sách, tên chữ là Linh Sơn tự. Đây là một ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, cảnh quan đẹp đẽ. Theo bi kí và câu đối ở đài kỷ niệm thì có thể chùa được dựng vào thời Tiền Lê. Đến cuối triều Bảo Đại (1941) thì chùa được xây dựng lại với quy mô như hiện nay. Còn về tên chùa Tảo Sách thì cũng có truyền ngôn giải thích là bởi chùa thờ Phật theo phái Tào Động, khởi nguồn từ Thiền Sư Thủy Nguyệt.

  • Chùa Mía
    Ngày: 13/09/2015, Hà Nội.

    Chùa Mía

    Chùa Mía thuộc làng cổ Đường Lâm, tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.

  • Chùa Tháp Linh
    Ngày: 13/09/2015, Đồng Tháp.

    Chùa Tháp Linh

    Chùa Tháp Linh (Tháp Linh cổ tự) có tên quen gọi trong dân gian là chùa Tháp Mười, là bộ phận của một quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, ở trên gò Tháp Mười, giữa vùng đồng bằng trũng Nam Bộ ngập nước, gồm các di tích khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam (những thế kỷ đầu Công nguyên), di tích ngôi tháp cổ 10 tầng (xây hồi đầu thế kỷ XIX), căn cứ vào đền thờ các thủ lĩnh nghĩa quân Thiên Hộ Dương và đốc binh Kiều (thời “Nam Kỳ chống Pháp” giữa thế kỷ 19), miếu Bà Chúa Xứ...

  • Chùa Phước Hưng
    Ngày: 13/09/2015, Đồng Tháp.

    Chùa Phước Hưng

    Chùa Phước Hưng thường được gọi là chùa Hương, gọi tắt của biển hiệu chùa Minh Hương. Chùa do Hòa thượng Thích Minh Phước thành lập vào năm 1838. Chùa đã qua sáu đời trụ trì. Hòa thượng Minh Phước cho mở rộng Đông lang, Tây lang năm 1854. Hòa thượng Như Diệu cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1882. Hòa thượng Vạn Hiển đã cho in kinh Kim Cang, Phổ Môn, Địa Tạng

  • Chùa Kiến An Cung
    Ngày: 13/09/2015, Đồng Tháp.

    Chùa Kiến An Cung

    Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm thị xã Sa Đéc.Chùa khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924), khánh thành năm Đinh Mậu (1927) do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, cũng là để liên kết cộng đồng, hội họp, bàn bạc việc buôn bán, trao đổi thông tin...

  • Chùa Ông
    Ngày: 13/09/2015, Đồng Nai.

    Chùa Ông

    Chùa Ông là ngôi chùa cổ của người Hoa mang tên chùa Ông, tên chữ Miếu Quan Đế sau đổi thành Thất Phủ Cổ Miếu, thờ Quan Thánh Đế quân còn gọi là Quan Công hay Quan Vũ – một nhân vật lịch sử sống vào thời Tam Quốc, cuối đời nhà Hán. Ông sinh năm 162, mất năm 219, người gốc Hà Đông (Trung Quốc).

  • Chùa Long Thiền
    Ngày: 13/09/2015, Đồng Nai.

    Chùa Long Thiền

    Là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai, nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa (trước kia thuộc thôn Bình Long, Huyện Phước Long, dinh Trấn Biên). Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 1km về hướng Tây. Theo tài liệu lưu tại Giáo Hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc từ miền Trung vào khai sáng.