![]() | Thư viện số về văn hóa Phật giáo |
Chùa Xiêm Cán là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên tên chùa không phải là tên Khmer như nhiều người nghĩ mà đó là tên tiếng Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc). Xiêm Cán có nghĩa là “giáp nước”, vì chùa tọa lạc ở một địa hình như vậy. Tên chùa theo tiếng Tiều vì địa phương này khi xưa là nơi tụ định cư của hai tộc người Tiều và Khmer, rồi Tiều lai Khmer, về sau mới có một ít người Việt. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ.
Năm 1961, Hòa thượng Thích Trí Đức về trụ trì, xây dựng ngôi chùa, lập trường trung học Bồ Đề tỉnh Bạc Liêu. Hòa thượng viên tịch năm 1999. Chùa được trùng tu năm 1992. Chánh điện được bài trí trang nghiêm với nhiều tượng thờ. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, bàn phía trước có thờ hai bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Bồ tát Địa Tạng. Bàn thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Di Lặc.
Tên Kro Pum Mean Chey Kos Thum tạm dịch là chùa Hòn Đảo Lớn, ngoài ra chùa còn có tên dân gian là chùa Kos Thum ( nhiều người đọc trệch đi là Cỏ Thum). Chùa được khởi công xây dựng vào năm Nhâm Thìn 1832. fĐồng bào Khmer vốn dĩ thích ở trên đất giồng thành từng làng, sống tập trung thành từng cụm phum sóc. Ở những làng quê của người Khmer, ngôi chùa rất thường xuất hiện. Trải qua bao thời gian, chùa vẫn là hình ảnh gắn bó thân thiết đối với người dân nơi đây. Chùa Kos Thum được khởi công xây dựng vào năm Nhâm Thìn 1832, Phật lịch 2376 do Đại đức Sơn Prum trụ trì
Chùa Tiêu Sơn còn gọi là chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn tự, nằm trên lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 20 km. Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn Hạnh - người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của triều Lý.
Chùa Dạm, tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.
Phía Bắc chùa giáp tỉnh lộ 211 và thác Bản Giốc; phía Nam tựa vào núi Phia Nhằm; phía Đông giáp với khu Resort Bản Giốc; phía Tây tiếp giáp khu dân cư xóm Bản Giốc. Đây là gôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía bắc của Tổ quốc với khiến trúc chùa Việt truyền thống. Được xây dựng từ năm 2013 và khánh thành vào cuối năm 2014.
Dâu là vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xưa kia, thời thuộc Hán, gọi là Luy Lâu. Đó là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Ở vùng Dâu có bốn ngôi chùa cổ: Pháp Vân (Mây Pháp), Pháp Vũ (Mưa Pháp), Pháp Lôi (Sấm Pháp) và Pháp Điện (Chớp Pháp). Trong bốn chùa này, ngoài thờ Phật, còn thờ các nữ thần: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng.
Đây là cụm kiến trúc và điêu khắc Phật giáo trên sườn núi Lớn tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được xây dựng năm 1961 và hoàn thành vào năm 1963. Qua cổng tam quan, gồm bốn trụ vuông đỡ hình bánh xe pháp luân, ta đến khu chùa Thiên Lên. Trên bàn thờ ở chính điện, có tượng Phật Thích Ca trên tòa sen, sau lưng là hình vẽ cây bồ đề.