![]() | Thư viện số về văn hóa Phật giáo |
Chùa “Niết Bàn Tịnh Xá” còn gọi là chùa “Phật Nằm” tọa lạc ở trung tâm Bãi Dứa, trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Di tích này được xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Ở phía trước chùa là một tháp cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 2. Cổng chùa có 4 chữ "NIẾT BÀN TỊNH XÁ" tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật.
Chùa Linh Sơn Cổ Tự tuy không có quy mô đồ sộ, to lớn nhưng đây là ngôi chùa lâu đời ở Vũng Tàu. Thời kỳ đầu chùa được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị người Pháp chiếm dụng để xây cho hoa tiêu ở. Sau đó năm 1921 chùa được bốn vị tín chủ cúng dưỡng đất xây dựng tại vị trí hiện tại.
Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.
Chùa Xvayton là một trong những ngôi chùa của đồng bào Khmer nằm ngay trong khu trung tâm huyện lỵ. Từ thành phố Long Xuyên có thể đi đến di tích này bằng hai hướng: Thành phố Long Xuyên đến Lộ tẻ, theo tỉnh lộ 941 đi thẳng vào Tri Tôn hoặc đến thị xã Châu Đốc đi đến Tri Tôn. Du khách có thể đi bằng các phương tiện ô tô hay mô tô đều rất thuận lợi.
Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì.
Chùa có tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, tọa lạc trên núi Thiên Cấm, cao hơn 710 m so với mực nước biển, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên khuôn viên rộng hơn 3ha, có nhiều cây cổ thụ quý trên 100 năm tuổi thọ bao quanh, nằm bên triền, gần đỉnh núi. Tên là chùa Phật Lớn vì trong chùa có thờ một tượng phật cao 1,8m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác cũng ở trên núi này và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông gần chân núi.
Chùa Hòa Thạnh là nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam bộ. Năm 1847, Hòa Thạnh cổ tự do nhân dân thôn Nhơn Hòa ( nay là Nhơn Hưng ) xây dựng . Ban đầu chùa được dựng lên bằng cây tạp, vách lá, mái tranh. Năm 1913, do ảnh hưởng của chiến tranh, chùa bị cháy và một lần nữa nhân dân cùng chung tay đóng góp để xây dựng lại. Bấy giờ chùa được cất bằng vách ván, mái lợp ngói âm dương, cách nền cũ khoảng 40m. Năm 1925, nhờ sự đóng góp của bà con trong vùng và phật tử các nơi, trụ trì Huỳnh Hồng Diệp cho xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay.
Chùa Linh Sơn, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Phật Bốn Tay, nằm trong vùng di chỉ văn hóa Óc Eo nổi tiếng ở thị trấn núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Năm 1912, người Pháp cho xe ủi đất làm đồn ở Ba Thê thì phát hiện được một tượng bốn tay bằng đá cao 1,7m ngang gối 1,1om, nằm ở độ sâu 2m. Nhân dân quanh vùng đem về đóng góp tiền của cất lên ngôi chùa này vào năm 1913 để thờ cúng cho đến ngày nay